Trao đổi với phóng viên về việc điều
chỉnh lương cho công chức, đại diện Vụ Tiền lương, Bộ Nội vụ cho biết: các cơ
quan Nhà nước đang nghiên cứu để trình Chính phủ, Quốc hội xem xét điều chỉnh
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức trong năm 2012 và các năm tiếp
theo.
Hiện nay, theo đánh giá của Vụ Tiền lương, mức lương tối thiểu áp dụng cho cán bộ, công chức từ 1/5/2011 (ở mức 830 nghìn đồng) thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp, gần bằng 60% vùng IV (vùng thấp nhất, kinh tế kém phát triển) và bằng 41,5% vùng I (vùng cao nhất, kinh tế phát triển) dẫn đến tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp cũng thấp. Vì vậy, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức còn rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, theo đánh giá của Vụ Tiền lương, mức lương tối thiểu áp dụng cho cán bộ, công chức từ 1/5/2011 (ở mức 830 nghìn đồng) thấp hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp, gần bằng 60% vùng IV (vùng thấp nhất, kinh tế kém phát triển) và bằng 41,5% vùng I (vùng cao nhất, kinh tế phát triển) dẫn đến tiền lương theo ngạch, bậc và các khoản phụ cấp cũng thấp. Vì vậy, đời sống của cán bộ, công chức, viên chức còn rất nhiều khó khăn.
Bộ Nội vụ sẽ kiến nghị nhiều biện pháp nhằm cải cách tiền lương. Trong đó có việc nâng mức lương tối thiểu để cán bộ, công chức, viên chức đủ sống bằng lương. Tiếp đó là mở rộng mối quan hệ lương tối thiểu – trung bình – tối đa cho phù hợp. Sau đó ban hành hệ thống bảng lương, ngạch, bậc mới bảo đảm phù hợp với thứ bậc trong hệ thống chính trị.
Bên cạnh đó, chế độ phụ cấp lương cũng sẽ được sắp xếp lại , trên cơ sở đưa ra một số chế độ phụ cấp lương hiện hành vào mức lương theo quan hệ phù hợp.
Bộ cũng dự định đổi mới phương thức hoạt động, cơ chế tài chính và tiền lương đối với khu vực sự nghiệp công lập theo hướng đơn vị sự nghiệp được thu phí (giá) dịch vụ; tính đủ tiền lương và từng bước tính đủ các chi phí khác.
Dự kiến tiền lương mới công chức
Dự kiến tiền lương mới công chức
Ngày 01/10/2011, UBTVQH đã thảo luận, cho ý kiến về các Báo cáo của chính phủ về thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011-2012 và kế hoạch 2011-2015. UBTVQH nhất trí với đề xuất tăng lương cơ bản lên 1.050.000 đồng.
Bộ Nội vụ dự kiến sẽ đổi mới thang lương, bảng lương của công chức, để đối tượng này dần sống được bằng lương.
Với những hạn chế về chính sách tiền lương trước đây đã gây ra những hệ quả xấu với bộ máy Nhà nước, Bộ Nội vụ đã đề xuất nhiều phương án cải cách lương cho cán bộ, công chức.
Với công chức chuyên môn
- Phương án 1: Giữ nguyên tắc thiết kế bảng lương hiện hành (mỗi ngạch có một số bậc lương thâm niên) nhưng hoàn thiện theo hướng thu gọn các nhóm có cùng mức độ phức tạp trong công việc. Áp dụng với cán bộ, công chức trong các lĩnh vực hành chính (Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội), toà án, kiểm sát, tư pháp.
Đồng thời đổi tên các loại công chức cho phù hợp với Luật Cán bộ, công chức:
+ Ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương đổi tên loại A3 thành A1; gộp nhóm 1 và nhóm 2 thành 1 nhóm, có 6 bậc (bớt 1 bậc ở nhóm 1 như hiện nay).
+ Ngạch chuyên viên chính và tương đương: đổi tên loại A2 thành B; gộp nhóm 1 và nhóm 2 thành 1 nhóm; có 8 bậc (bớt 1 bậc ở nhóm 1 như hiện nay).
+ Ngạch chuyên viên và tương đương: Đổi tên loại A1 thành loại C1 có 9 bậc.
+ Ngạch cao đẳng: Đổi tên loại A0 thành loại C2, có 10 bậc.
+ Ngạch nhân viên: Đổi tên loại B và loại C thành loại D, trong đó có 2 nhóm, gồm: Nhóm D (loại B cũ); nhóm D2 (gộp nhóm C1, C2, C3 cũ).
Thực hiện chế độ nâng bậc thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn hiện nay.
Với phương án này, theo Bộ Nội vụ, sẽ không làm xáo trộn bảng lương hiện hành, giữ ổn định khi xếp lương cũ sang mới. Tuy nhiên, do chỉ có một số bậc lương theo thâm niên nên phải tiếp tục duy trì chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung, nên thực chất là bậc lương kéo dài nhưng không được xét hưởng trước thời hạn như chế độ nâng lương.
- Phương án 2: Thiết kế bảng lương theo nguyên tắc, mỗi ngạch công chức chỉ có một mức lương, bãi bỏ chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung.
Với phương án này sẽ bỏ được chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung và đảm bảo quyền lợi công chức mà không bị quy định quá nhiều bậc lương, không bị hiểu nhầm là có “bậc treo”. Đồng thời thể hiện rõ quy định tiền lương theo mỗi vị trí việc làm.
Tuy nhiên, cần phải thay đổi quy định về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức gắn với ngạch, bậc lương.
Với cán bộ, công chức lãnh đạo
- Phương án 1: Thiết kế bảng lương chức vụ đối với các chức danh từ Bộ trưởng trở lên và cán bộ cấp xã chưa qua đào tạo. Các chức danh cán bộ và công chức giữ chức danh lãnh đạo còn lại xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo như hiện nay.
Quy định các nhóm chức danh của cán bộ và công chức giữ chức danh lãnh đạo tương đương nhau trong hệ thống chính trị ứng với một ngạch trong bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ.
Với phương án này, Bộ Nội vụ nhận định, sẽ không làm xáo trộn hệ thống thang, bảng lương hiện hành, thuận lợi cho điều động, luân chuyển cán bộ. Nhưng lại phải quy định thêm các ngạch công chức chuẩn ứng với từng nhóm chức danh cán bộ và công chức giữ chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị.
- Phương án 2: Thiết kế 1 bảng lương chức vụ áp dụng cho tất cả chức danh lãnh đạo từ Trung ương đến cấp xã. Mỗi chức danh thiết kế một chức vụ.
Nếu đảm nhiệm thêm chức danh từ nhiệm kỳ 2 thì cứ 5 năm được hưởng thêm 5% lương hiện hưởng. Khi thôi chức danh lãnh đạo để làm công chức chuyên môn thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức đã được xếp trước khi xếp lương chức vụ.
Với phương án này, tiền lương được gắn với vụ trí chức danh, tương quan tiền lương thể hiện rõ thứ bậc trong hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, nó lại làm xáo trộn tương quan tiền lương trong đội ngũ cán bộ, coong chức. Công chức chuyên môn, nghiệp vụ đang được hưởng mức lương ngạch, bậc thấp được bầu cử hoặc bổ nhiệm làm lãnh đạo có thể tăng đột biến, nên không khuyến khích công chức đi theo con đường chuyên môn, nghiệp vụ.
Bộ Nội vụ cho biết, sẽ ban hành mức lương tối thiểu, là mức lương thấp nhất mà công chức được hưởng, đảm bảo tiền ăn, tiền thuê nhà...
Văn bản phụ cấp tiền lương
Văn bản phụ cấp tiền lương
Chế độ phụ cấp lương được quy định tại các văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành.
- Luật Cán bộ, Công chức
- Luật Cán bộ, Công chức
1/ Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức
2/ Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức
3/ Thông tư số 05/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức
4/ Thông tư số 05/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
5/ Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức
6/ Thông tư số 02/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức
7/ Thông tư số 28/2005/TT-BLĐTBXH ngày 04/10/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ tiền lương và phụ cấp lương đối với công nhân, nhân viên, viên chức xây dựng 05 công trình thủy điện
8/ Quyết định số 202/2005/QĐ-TTg ngày 09/08/2005 về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với thanh tra viên
9/ Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, UB Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực
10/ Thông tư liên tịch số 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC ngày 05/01/2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thu hút
11/ Thông tư số 03/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc trong các công ty nhà nước theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ
12/ Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT/BNV-BTC ngày 05/01/2005 của liên tịch Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức
13/ Thông tư số 09/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp đặc biệt đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
14/ Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác
15/ Hướng dẫn số 5174/HD-BVHTT ngày 21/12/2005 của Bộ Văn hóa – Thông tin về việc thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành Văn hóa – Thông tin.
16/ Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 23/1/2006 hướng dẫn thực hiện quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập.
17/ Nghị định số 57/2011/NĐ-CP ngày 07/07/2011 của Chính phủ về chế độ phụ cấp công vụ.