Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Chỉnh màu sắc và độ sáng cho bức ảnh được trong, rỏ nét và đẹp hơn

Photoshop giúp chỉnh độ sáng và giúp làm những hình hơi tối sáng rõ ra, đồng thời cũng làm cho hình thật sắc nét một cách dễ dàng.

Bức hình bên trái thiếu ánh sáng vì dù của đèn chớp flash để hơi xa và bị lệch (để tránh bị bóng). Hơn nữa bức hình bị lồng ánh sáng màu vàng của đèn halogen làm da mặt và quần áo người mẫu xạm đi.

Dùng hệ thống "đường cong" sẽ làm cho màu vàng biến mất và hình sáng hẳn ra khiến màu sắc của bức hình lộng lẫy, tươi mát hơn. Sau đây là phần chỉ dẫn cách sử dụng kỹ thuật này để chỉnh ánh sáng cho những hình bị tối.

Hình nguyên thủy thiếu ánh sáng

Hình chỉnh với đường cong (tự động)
Gõ chữ Ctrl và M để thấy mục Image/Adjustments/Curves (Hình/Chỉnh/Đường Cong). Bấm chọn nút Auto (tự động) là xong. Photoshop sẽ làm cho bức hình tối được sáng ra và ngược lại, nếu bức hình chụp sáng quá sẽ được làm tối lại.

Trong các hệ thống đồ họa, độ sáng trong một bức hình, đi từ màu đen sang trắng, thường được diễn tả bằng một đường thẳng chéo 45 độ như trong hình dưới đây. Nếu độ sáng của một số chỗ trong hình được tăng lên để làm hình sáng ra, hay giảm đi để hình tối lại, đường thẳng này sẽ trở thành một "đường cong".

Trong hình học, các điểm nằm trên đường chéo 45 độ có tung độ và hoành độ cùng một giá trị. Điều này có nghĩa là độ sáng nguyên thủy (biểu hiện bằng hoành độ) không bị thay đổi khi vẽ lại (biểu hiện bằng tung độ). Trục hoành cho thấy độ sáng nguyên thủy, trong khi trục tung cho thấy độ sáng của các điểm màu sau khi được vẽ lại. Vì trục hoành và trục tung cho thấy các độ sáng từ đi từ 0 đến 255, các vị trí nằm ở bên ngoài và phía trên đường chéo diễn tả các điểm màu được vẽ lại với độ sáng chói hơn độ sáng nguyên thủy. Ngược lại, các vị trí nằm ở bên ngoài và phía dưới đường chéo diễn tả các điểm màu được vẽ lại với độ sáng tối hơn độ sáng nguyên thủy. Một bức hình có nhiều điểm màu xậm sẽ được làm sáng ra nếu tâm đường thẳng được kéo về góc tây bắc của hình vuông độ sáng.

Danh từ "đường cong" này hay dùng để diễn tả cách chỉnh ánh sáng của một tấm hình bằng cách tăng lên hay giảm xuống độ sáng của một nhóm điểm màu có độ sáng giống nhau để tăng độ tương phản hay rõ nét của hình. Dùng đường cong cho các màu chính như đỏ, xanh, chàm hay lam, tím, vàng sẽ làm nổi bật hay dịu lại những màu tương phản trong hình. Kỹ thuật này rất hữu hiệu với những bức hình tuy bị tối nhưng có màu sắc tương phản rõ rệt. Hình thí dụ trên đây cho thấy sự tương phản của quốc phục màu xanh dương đậm và ghế đỏ với nền hình màu trắng.

Nếu dùng phương pháp tự động mà độ sáng trong hình vẫn không được chỉnh đúng theo ý muốn, các bạn có thể bấm chuột vào giữa đường cong và kéo đường cong về hướng các đỉnh của hình vuông để chỉnh thêm. Các bạn nhớ chọn Preview để thấy ngay hình lúc sửa với độ sáng mới.



Đa số các bức ảnh KTS đều bị một hiện tượng màn mờ làm cho bức ảnh không được trong và màu không được tươi tắn lắm.
Quá trình này là can thiệp chi tiết hơn đến các vùng sáng tối để đạt được độ tương phản như mong muốn, làm cho bức ảnh trở nên trong hơn.
Khi sử dụng công cụ này để chỉnh, ta sẽ tránh được một số hiện tượng như tăng nhiễu, sai màu,…
Bật công cụ: từ cửa sổ Layer bên phải màn hình PS, click vào Adjustments Layer (biểu tượng vòng tròn đen và trắng), chọn Exposure.
Cửa sổ Exposure:
Có 3 giá trị, khi kéo thanh trược thì ô giá trị sẽ thay đổi bằng những con số tương ứng. Tuy nhiên, để tăng giảm các giá trị một cách từ từ, chi tiết hơn thì ta có thể sử dụng phím mũi tên lên xuống trên bàn phím để tăng hoặc giảm các giá trị. Nếu muốn tăng giảm gái trị nào thì trỏ chuột vào ô giá trị đó.
Giải thích các giá trị:
Exposure: Tăng giảm vùng sáng nhưng ảnh hưởng rất ít đến vùng trung tính và vùng tối.
Offset: Tăng giảm vùng trung tính và vùng tối nhưng ảnh hưởng rất ít đến vùng sáng.
Gamma Correction: tăng giảm cường độ ánh màu.
Cách tác giả thường làm: Nếu ảnh đủ sáng rồi thì không tăng giảm Exposure nữa.
Giảm giá trị Offset 1 chút.
Tăng giá trị Gamma Correction một chút.
Kết quả: Ảnh trong veo.
Chú ý khi làm theo như trên, đừng để vùng tối bị tối quá.

CÂN CHỈNH ĐỘ TƯƠNG PHẢN

Những bước cơ bản cần thiết trong tiến trình xử lý hậu kỳ một bức ảnh:
1-                        Cắt xén bố cục lại khung ảnh cho hài hòa và phù hợp với ý tưởng thể hiện của tác giả.
2-                        Dọn “rác”, đây là một bước làm sạch và loại bỏ những thành phần dư thừa, có thể làm loãng hoặc gây ảnh hưởng đến nội dung bức ảnh. VD: Bụi sensor có thể tạo thành những đốm đen trên ảnh, dây điện, rác thải,…trường hợp tác giả muốn giữ nguyên thì có thể bỏ qua bước này.
3-                        Cân chỉnh ánh sáng,màu sắc
4-                        Định kích thước và độ phân giải ảnh.
5-                        Làm nổi khối, mục đích là tạo cho bức ảnh có thêm chiều sâu.
6-                        Làm nét chi tiết ảnh.
7-                        Lưu lại file ảnh.
Ngoài những bước trên, trong nhiếp ảnh nghệ thuật còn có một số bước phối hợp khác nhằm tạo ra một số hiệu quả cụ thể theo ý tưởng thể hiện của tác giả. Quá trình này thường cho ra đời những bức ảnh có tính sáng tạo đột phá, lạ mắt, những điểm nhấn mạnh. Phần này chúng ta sẽ được hướng dẫn trong các Tips sau cùng.
 CÂN CHỈNH ĐỘ TƯƠNG PHẢN
ÁNH SÁNG & MÀU SẮC
Quá trình này có tác dụng tối ưu độ tương phản ánh sáng, tạo sự hài hòa trong việc hiển thị cường độ màu sắc trong bức ảnh. Một bức ảnh thiếu tương phản hoặc sự tương phản quá gắt trong đa số các trường hợp thường gây cảm giác khó chịu cho người xem. Trừ trường hợp tác giả cố tình như thế để thể hiện một ý tưởng nào đó.
Vì mới làm quen với PS, nên chúng ta cần thiết thực hiện thao tác này để có được một bức ảnh tương đối chuẩn xác về ánh sáng & màu sắc.
Bước 1 : Xác định điểm tối nhất và sáng nhất trong bức ảnh.
Dùng công cụ Threshold (xem hình bên).
Thao tác : từ cửa sổ Layer bên phải màn hình PS, click vào Adjustments Layer (biểu tượng vòng tròn đen và trắng), chọn Threshold.
Xác định điểm tối nhất :
Từ biểu đồ Threshold, kéo con trược về phía trái cho đến khi còn lại 1 đốm đen nhỏ, đó chính là điểm tối nhất, rê chuột (lúc này con trỏ biến thành một cây viết), nhấn Shift và click trỏ chuột vào điểm đen đó để đánh dấu. Dấu hiệu được đánh sẽ có biểu tương vòng tròn có 4 cạnh ngoài và số 1
(xem hình trên)
Xác định điểm sáng nhất :
Ngược lại, kéo con trược về phía phải, cho đến khi còn một điểm sáng nhất, nhấn Shift và click trỏ chuột vào điểm sáng đó để đánh dấu. Dấu hiệu được đánh sẽ có biểu tương vòng tròn có 4 cạnh ngoài và số 2
(xem hình trên)
Lưu ý : phải nhớ chính xác điểm đánh dấu nào là tối, điểm nào là sáng để sang bước kế tiếp.
Bước 2 : Dùng công cụ Level
Thao tác bật : từ cửa sổ Layer bên phải màn hình PS, click vào Adjustments Layer (biểu tượng vòng tròn đen và trắng), chọn Levels.
Nhìn hình bên : click vào cây viết có đầu màu đen (cây đầu tiên) Balck Point, rê chuột lên ảnh và click vào điểm đánh dấu số 1 (điểm tối nhất).
Tiếp tục, click chọn cây viết sau cùng, có đầu màu trắng White point, rê chuột lên ảnh và click vào điểm đánh dấu số 2 (điểm sáng nhất).
Xong, bức ảnh của chúng ta đã đạt được độ cân bằng ánh sáng và màu sắc một cách tương đối hài hòa.

Làm nổi khối và nét ảnh

Trong quá trình biên tập ảnh, những chi tiết trên ảnh có thể bị mất đi do quá trình nội suy của trình biên tập, hiện tượng này làm cho ảnh có phần nào đó bị mất nét, các hình khối trên ảnh cũng bị dẹp lại, làm ảnh hưởng lớn đến độ nét và chiều sâu của ảnh. Vì vậy, đây sẽ là quá trình cuối cùng trước khi lưu ảnh thành phẩm.
Bước 1: Tăng nét cạnh, làm nổi khối, tạo chiều sâu
-          Nhân đôi Layer
-          Từ menu Filter của PS, vào Stylize, click Emboss
Angle: Cho phép ta thay đổi hướng nổi của khối.
Height: giá trị này thường 1 – 2
Amount: 100%
Nhấn OK
Qua bảng Layer (bên phải màn hình PS): chuyển chế độ hòa trộn từ Normal sang Overlay.
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E để trộn 2 lớp lại. Sng bước làm nét chi tiết.
Bước 2: Làm nét chi tiết
-          Nhân đôi layer
-          Từ menu Filter, vào Other, click chọn High Pass
Thông thường giá trị Radius vào khoảng 2 – 4 là vừa, nếu nét cứng quá thì giảm trị số này xuống.
Với ảnh đã resize để upload lên web thì giá trị Radius = 0.1 – 0.4 là vừa.
Nhấn OK
Qua bảng Layer (bên phải màn hình PS): chuyển chế độ hòa trộn từ Normal sang Overlay.
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + E để trộn 2 lớp lại.
Bây giờ thì các bạn đã hoàn tất những bước cơ bản nhất trong quá trình biên tập một tấm ảnh KTS.
Sau cùng là lưu lại file ảnh.
Next previous home
Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...